Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

ĐỂ CÓ MỘT BÀI VĂN CẢM NHẬN TỐT ?
Vậy làm thế nào để có một bài văn cảm nhận tốt? Để có một bài văn cảm nhận tốt, yêu cầu đầu tiên là bạn phải nắm được nội dung của tác phẩm. Bạn hiểu được tác phẩm viết về chủ đề gì, có những nhân vật nào, có giá trị nội dung và nghệ thuật gì, có cái gì đặc biệt hay nổi bật không, với tư cách là một độc giả, bạn đánh giá về tác phẩm như thế nào? Sau khi đảm bảo nắm chắc nội dung tác phẩm, bạn cần định hướng về nội dung mà bạn sẽ trình bày trong bài viết của mình. Ở đây, bạn cần đảm bảo bài văn của mình trả lời được các câu hỏi: Tác phẩm cần phân tích là gì? Do ai sáng tác? Tác phẩm viết về chủ đề gì? Nếu là câu chuyện thì cốt truyện là gì? (Tóm tắt lại câu chuyện trong một đoạn văn ngắn) Nội dung của tác phẩm có gì hay, hấp dẫn? Có gì còn hạn chế? Nghệ thuật xây dựng tác phẩm có gì đặc sắc. Sau khi định hướng cơ bản về bài làm, bạn bắt tay vào viết. Khi viết, cần chú ý phân biệt rạch ròi giữa văn cảm nhận và phân tích thông qua hệ thống luận điểm. Cạnh đó, ở văn cảm nhận, kĩ năng bình luận, đánh giá của bạn cần được vận dụng ở mức tối đa. Bạn nên có sự bình bàn về nội dung tác phẩm, có sự liên hệ, đánh giá khách quan về tác phẩm, tác giả và những kiến thức văn học liên quan. Tóm lại, làm bài văn phân tích hay cảm nhận đều đòi hỏi kiến 
Đ bài : Giai thích câu ca dao :
                     “ Bu ơi thương ly bí cùng
               Tuy rng khác ging nhưng chung mt giàn ”
                                     -------------------
                                       BÀI LÀM     
         Tục ngữ , ca dao chính là kết tinh của những triết lí sống sâu sắc, là đạo lí muôn đời của một dân tộc. Theo thời gian , những câu ca ấy sẽ dần trở thành bài học sâu sắc , đầy thấm thía để lại cho thế hệ sau. Có những câu tục ngữ dạy chúng ta phải sống sao cho đúng với nhân cách một con người , lại có câu ca dao khuyên chúng ta sống đoàn kết , hỗ trợ lẫn nhau nhưng khi hoạn nạn , khó khăn . Trong đó , có những câu nói răn dạy ta phải biết yêu thương, dù không cùng huyết thống nhưng chung một nguồn gốc thể hiện tinh thần “tương thân
tương ái ”, “lá lành đùm lá rách”,  tiêu biểu là câu :
                            “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
                  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
         Dưới hình thứ của một câu thơ lục bát giản dị , tác giả dân gian đã khắc họa lên một hình ảnh giản dị ,gửi gắm một bài học sâu sắc về đạo lí làm người tới thế hệ sau . Trước hết , ta phải hiểu về câu tục ngữ . “ Bầu ” và “bí” ở đây là hai loại rau ăn quả được trồng nơi rẻo đất góc vườn , tuy khác giống nhưng chung một giàn. Vì cùng được trồng chung một mảnh đất , bắc chung giàn tre nên càng gần gũi, thân thiết tựa như hai anh em . Bầu có thân mềm, bí cũng có thân mềm . Vậy nên , bầu phải tựa vào bí mới sống được , bí cũng vậy. Gian đổ thì bí không sống được , bầu cũng vạ lây . Bầu và bí gắn liền với nhau như thể tay chân , cùng chung số phận cho nên bầu và bí không thể ghét bỏ nhau . Bầu không vì bí xấu, bí cũng chớ vì hoa của bầu màu trắng không duyên mà xa lánh nhau. Vì sao vậy ? Vì bầu và bí chung một điều kiện và hoàn cảnh sống. Những ngày mưa, bầu và bí cùng tắm chung dưới làn nước mát mẻ ngọt lành. Những ngày hạn hán , bí héo , bầu cũng quắt queo. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.Bầu và bí cùng được trồng trên một mảnh đất , dù trù phú hay bạc màu , cùng do một tay người chăm bón.
           Tuy nhiên , ta kể chuyện bầu bí không có nghĩa chỉ đơn thuần là nói chuyện cây cỏ . Ngay cả con người cũng vậy , chúng ta đều chung điều kiện sống , hoàn cảnh sống .Trong cuộc sống , mỗi cá thể đơn lẻ đều có sự liên kết với nhau Chúng ta có quê hương là có đồng hương, có sự gắn kết. Vậy nên, ta phải biết yêu thương con người.
           Trong cuộc sống , có ai dám khẳng định rằng từ khi sinh ra tới bây giờ không cần bất kì sự giúp đỡ của ai. Trên thực tế , không ai có thể sống đơn lẻ . Trong gia đình , ta có cha mẹ là những người luôn đồng hành cùng ta. Trong trường học, thầy cô , bạn bè sát cánh bên ta.Mở rộng hơn là xã hội , ta có những người đồng nghiệp.Vì vậy, trong bất khì hoàn cảnh nào ,ta phải biết nhường nhịn , thương yêu lẫn nhau để tạo nên một khối đoàn kết vững chắc .Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
          Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều ca dao tục ngữ cũng khuyên ta phải yêu thương con người như câu :
                       “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
              Người trong một nước phải thương nhau cùng”
          Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta chính là một minh chứng hùng hồn về điều ấy. Suốt 4000 năm lịch sử , từ những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Bà Trưng , Bà Triệu…đến những cuộc kháng chiến  chống Mỹ , chống Pháp , tất cả đều nói lên một tinh thần đáng quý. Đó là đều là nhờ tình yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta làm nên chiến thắng từ hai bàn tay trắng mà không vũ khí , không bom đạn hiện đại ,…. Mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ đều một lòng từ miền xuôi đến miền ngược , già trẻ , gái trai đều coi nhau là anh em một nhà tuy khác nhau về giọng nói , nguồn gốc nhưng đều chung nhau một tình đồng bào.
          Ngày nay , tuy nước ta đã hòa bình nhưng vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn. Những trẻ em mồ côi , những người già không nơi nương tựa … Lúc này , chúng ta phải phát huy tinh thần “tương thân , tương ái ”, “lá lành đùm lá rách” bằng những hành động thiết thực như : mua tăm ủng hộ người nghèo , ủng hộ tiền ,…Tuy đó chỉ là những hành động rất nhỏ nhưng điều đó đã có thể đổi lấy nụ cười trên môi mỗi con người.
                        Tóm lại , qua hàng ngàn năm , câu tục ngữ vẫn là một bài học vô cùng đúng đắn để thế hệ sau noi theo.Đối với em , em sẽ cố gắng trau dồi tình yêu thương trong tâm hồn để có thể trở thành một công dân có ích cho xã hội.
          

 Sưu tầm tham khảo


MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ CẦN NẮM VỮNG - Minh Chính

I. SO SÁNH
Cần nhớ rằng: Khi chúng ta nói: “Con hơn cha là nhà có phúc” thì chúng ta có một phép so sánh logic hay được gọi là so sánh chính xác. Phương thức so sánh mà chúng ta đang trao đổi ở đây là so sánh hình ảnh, hay còn được gọi là so sánh nghệ thuật.
I.Khái niệm:
So sánh  là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng, đặc điểm của một trong những đối tượng đó. So sánh tu từ có tác dụng tạo sắc thái biểu cảm, tạo cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng.
Thí dụ:
-Tiếng suối trong như tiếng hát xa - Hồ Chí Minh - Cảnh khuya
- Mặt ngay như cán tàn - Thành ngữ
... Đó là một sự so sánh có giá trị hình tượng và biểu cảm. Phương thức so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói có hình ảnh. Có thể nói rằng hầu như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh.
II. Cấu tạo của phép so sánh:
Về mặt hình thức, so sánh khác với các cách chuyển nghĩa, ở chỗ bao giờ cũng gồm hai đối tượng lập thành hai vế. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động. Hai đối tượng gắn với nhau để tạo nên một hình thức so sánh. Mô hình đầy đủ của một phép so sánh  thường là
* A + từ so sánh + B  trong đó gồm:
- vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh        
-  vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A .
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
-Từ ngữ chỉ ý so sánh (từ so sánh): như, giường như, chừng như, hơn, thua, kém...
Trong thực tế mô hình trên có thể biến đổi. Các  từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. Vế B, từ so sánh có thể linh hoạt thay đổi vị trí
Thí dụ:     - Tình anh như nước dâng cao,
- Tình em như tấm lụa đào tẩm hương - Ca dao
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da - Nguyễn Du - Truyện Kiều
-Có khi mô hình trên đổi thành:
*Như B + A:
-Như chiếc đảo bốn bề chao ngọn sóng,
Hồn tôi vang vọng cả hai miền - Tế Hanh
Trong thơ ca nhờ cấu trúc cân đối và do sự cô động của ngôn ngữ thơ, nên nhiều khi giữa A và B không có từ so sánh:
Thí dụ:  -Gái thương chồng (A)đương đông buổi chợ(B)
              Trai thương vợ (A)nắng quái chiều hôm (B)- Tục ngữ
              - Người ngồi đó lớn mênh mông,(A)
               Trời xanh, biển  rộng, ruộng đồng, nước non.(B) - Tố Hữu
*A bao nhiêu B bấy nhiêu
Thí dụ:  Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu - Ca dao
* A là B: Từ là ở đây có giá trị tương đương với như, nhưng có sắc thái khác.Như mang sắc thái giả địnhcòn là mang sắc thái khẳng định.
Thí dụ: Nhân dân  bể,
Văn nghệ  thuyền.... - Tố Hữu - Việt Bắc
Thí dụ:- Họ là những chiến sĩ trẻ (họ như là những chiến sĩ trẻ)
         - Chủ nghĩa Lê nin là cái cẩm nang thần kỳ (… như là cái cẩm nang...)
(Hồ Chí Minh – Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê nin)
Xét về mặt nội dung, đối tượng nằm ở hai vế của phép so sánh là khác loại, nhưng lại có những nét nào đó giống nhau, nét giống nhau này có thể hoặc nổihoặc chìm.
Thí dụ:
Nổi:    Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Ca dao
Chìm:   Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. - Hồ  Chí Minh
(vắng mặt phương diện so sánh - làm cho người đọc có thể liên tưởng ở nhiều phương diện; tươi non, đầy sức sống, chứa chan hy vọng (gần với ẩn dụ)
Nét giống nhau nổi hoặc chìm này là cơ sở để cho phép so sánh có thể hình thành được và tạo nên hạt nhân nội dung của phép so sánh. Đó cũng là căn cứ để bình giá so sánh.
Một phép so sánh được xem là tốt, là “đắt” phải đồng thời thoả mãn được cả hai điều kiện sau đây:
a. Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại.
b. Phát hiện được nét giống nhau giữa hai đối tượng khác loại, đó chính là tài năng của người sử dụng so sánh bộc lộ ra ở chỗ phát hiện đúng những nét giống nhau mà ít ai hoặc không ai để ý đến.
Thí dụ:                   Còn duyên thì gắn như keo
Hết duyên nghễnh ngãng như kèo đục vênh - Ca dao
Phải chăng câu ca dao này là lời trách móc của một người con gái đối với người con trai nào đó! Sự gắn bó của tình yêu so sánh với sự gắn bó của keo với nhau, hoặc của keo với một vật khác thì đó là một sự so sánh không phải không hay, vì người so sánh đã phát hiện rất đúng đắn nét giống nhau giữa hai đối tượng khác loại ( tình yêu và keo); nhưng cách so sánh này không phải là thật ‘mới mẻ”,bất ngờ. Song khi câu ca dao so sánh sự không gắn bó của tình yêu với sự “nghễnh ngãng” của cái kèo nhà bị đục vênh thì quả là một sự so sánh vừa độc đáo, vừa mang sắc thái dân tộc, bởi vì cách so sánh này không phải dễ dàng nhận thấy và phát hiện ra, cho nên nó luôn luôn mới mẽ, gợi hình và gợi cảm.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy so sánh là phương tiện giúp ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật, là phương tiện giúp ta bày tỏ lòng yêu ghét, ý khen chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật. Do đó so sánh là phương tiện được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ: trong khẩu ngữ cũng như văn viết, trong phong cách nghệ thuật  cũng như phong cách chính luận.
So sánh mang phong cách đặc trưng của của thời đại, phong cách dân tộc, phong cách tác giả. Tìm hiểu sự khác nhau giữa cách so sánh trong văn học cổ điển với văn học hiện đại, giữa cách so sánh trong ca dao với thơ ca bác học, giữa cách so sánh của nhà thơ này với nhà văn khác là một điều thú vị. Có người ưa dùng cách so sánh mang tính chất trí tuệ, có người ưa so sánh mộc mạc, chân chất, chính xác và pha màu hài hước như văn chương dân gian.
III. Đối tượng so sánh:
a.So sánh đồng loại:
- So sánh người với người:
Thí dụ: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi tới trường cô giáo như mẹ hiền - Lời bài hát
- So sánh vật với vật:
Thí dụ: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ- Vũ Tú Nam
b.So sánh khác loại:
- So sánh vật với người:
Thí dụ: Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh - Đồng Xuân Lan
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
Thí dụ:      Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào - Lê Anh Xuân
          Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Ca dao
IV.Các kiểu so sánh
1.So sánh ngang bằng:  A là B ( những từ so sánh chỉ ý ngang bằng)
Thí dụ: Ba mẹ  lá chắn
            che chở suốt đời con - lời bái hát
2.So sánh không ngang bằng: A chẳng( chưa) bằng B ( những từ so sánh chỉ ý không ngang bằng)
Thí dụ:    Con đi đánh giặc mười năm
          
     Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi –Tố Hữu
Các từ so sánh
Kiểu so sánh
Là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu…bấynhiêu
So sánh ngang bằng

Hơn, không bằng, kém, chưa bằng, chẳng bằng…
So sánh ngang khôngbằng
V.Luyện tập:
1.Tìm hiểu cấu tạo của so sánh  trong các ví dụ mục II.III rồi điền vào bảng sau:
Vế A
(sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(sự vật dùng để so sánh)








2. Đọc, tìm, ghi lại những đoạn văn có chứa phép so sánh  trong các văn bản đã học hoặc đã đọc mà em thích.
Viết thành những đoạn văn trình bày lại cảm thụ của em.
3.Tìm các vế B..  của vế A- “Quê hương” trong bái hát “Quê hương” của Đỗ Trung Quân và phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đó.
Gợi ý:
Trong bái hát “ Quê hương” Đỗ Trung Quân đã đem so sánh vế A(sự vật được so sánh) : Quê hương với rất nhiều  vế B(sự vật dùng để so sánh):
-  Chùm khế ngọt
-  Con diều biếc
-  Cầu tre nhỏ
-  Con đò nhỏ
-  Là đường đi học...
-  Như là chỉ một mẹ thôi!...
Vế A là một khái niệm trừu tượng, chỉ có một và lặp lại được đem so sánh ngang bằng mà lại không ngang bằng với rất  nhiều vế B...là những hình ảnh, sự vật cụ thể rất đỗi thân quen, gần gũi gợi nhớ chất chứa kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng...Có thể nói Đỗ trung Quân đã “định nghĩa” Quê hương- một nội dung trừu tượng bằng những hình ảnh rất cụ thể... Một sự so sánh bề ngoài thì “nổi” thì “ngang bằng” nhưng thực ra lại là “ chìm”, là “không ngang bằng”, quê hương là tất cả... làm cho mỗi người đọc tự do liên tưởng, cảm nhận về quê hương  theo những cảm xúc ký ức riêng. Vì thế mà lời hát sinh động, gần gũi, mà vô cùng hàm súc và luôn tươi mới. Tác giả đã phát hiện ra hình ảnh và cách so sánh độc đáo gây được chú ý của nhiều người.
Nhờ thế mà lời thơ, bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng người được giới trẻ thuộc lòng và hát say mê...


ST

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng



Nhà văn Nga Aimatôp có lần đã viết “không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể xem nó như câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu trong sâu thẳm trái tim con người và kể chuyện về nó không phải là điều dễ dàng”. Quả đúng như vậy, kể chuyện về chiến tranh với các nhà văn Việt Nam là điều không dễ dàng, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 30 năm trường kì của nhân dân Nam bộ. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cây bút trưởng thành từ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ở Nam bộ lại nhìn về hiện thực đau thương đó bằng một cái nhìn nhân văn, cao đẹp. Vượt lên những mất mát, đau thương của con người, nhà văn ngợi ca về vẻ đẹp của tình cha con, tình đồng đội. Điều này được thể hiện trọn vẹn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” qua nhân vật bé Thu và câu chuyện cảm động của hai cha con bé Thu- anh Sáu.
            Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử.
           Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống đầy éo le: vì một sự hiểu lầm trẻ con, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.
          Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi sự hiểu lầm trong em được bà ngoại giải đáp.
          Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh sau ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức “không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười”. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng “ba” đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sau trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Bởi nguyên nhân sâu xa của sự chối từ ấy vẫn là tình yêu ba. Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người ba trong tấm ảnh chụp chung với má. Người ba với gương mặt không có vết thẹo dài do tội ác của kẻ thù. Khi đã có hình ảnh người ba ấy, em ngây thơ và rất trẻ con cho rằng ba không thay đổi và mình không thể gọi ba với bất kì một người nào khác.
           Thế nhưng, tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút anh Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận. Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ. Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”. Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả anh Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét  “Ba...a...a...ba!”. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu: chạy xô tới, chạy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi...Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình” vì nó khiến ta bồi hồi xúc động, không muốn cắt đi khoảnh khắc đẹp nhất của tình cha con trong bé Thu, anh Sáu. Cả hai cha con anh đã đợi chờ trong tám năm chỉ để có vài phút ngắn ngủi này. Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua. Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay. Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.
          Đoạn trích kết thúc trong ánh mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh nhờ bác Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương “yêu nhớ tặng Thu con của ba” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong cuộc chiến đấu. Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước.
          Bé Thu là nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và làm ta xúc động khi đọc “Chiếc lược ngà”. Thông qua câu chuyện của anh Sáu và bé Thu, tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của tình phụ tử trong hoàn cảnh chiến tranh đau thương mất mát. Vì thế, tác phẩm là bài ca bất tử về sức mạnh tình cha con trong cuộc đời mỗi con người. Đồng thời, qua bé Thu và câu chuyện cảm động của cha con em, ta càng hiểu thêm những đau thương mà người dân Nam bộ phải hứng chịu trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. Chính vì thế, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ thành công trong việc miêu tả tâm lí trẻ em mà còn mang giá trị nhân văn cao đẹp.

            Có một nhà văn đã từng nói “không có gì nghệ thuật vươn tới hơn là tình yêu thương cao đẹp của con người”. Và thành công lớn nhất của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là ông đã đem đến cho ta cảm xúc mãnh liệt về tình người. Tình cha con thiêng liêng, bất tử sáng lên trong hoàn cảnh chiến tranh đau thương, khốc liệt.

 (St)

Khổ 1 Nói với con

Khổ 1 Nói với con


Ngoài trời, mưa phùn bay, chợt nghe vang vọng đâu đây giai điệu bài thơ  Nói với con  của nhà thơ Y phương. Những lời thơ giản dị nhưng có sức ám ảnh lạ thường trong tâm trí độc giả. Những điều người cha nói với con trong bài thơ phải chăng cũng chính là lời căn dặn yêu thương mà biết bao nhiêu người cha muốn con mình thấu hiểu ? Mỗi lần đọc bài thơ là một lần ta cúi đầu thành kính trở về với cội nguồn, với những gì thân thương nhất. Mượn lơì cha tâm tình với con,nhà thơ nhắc nhở về cội nguồn của mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Tính yêu thương của cha me, sự đùm bọc của quê hương đối với con người là vô hạn. Các con lớn lên từng ngay trong tình cảm thiêng liêng ấy. Ơ bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh giản dị, Y Phương đã phản ánh sinh động không khí gia đình đầm ấm, quấn quít:
“Chân phải bước tời cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.”
Ta cứ tưởng như đang được ngắm một bức tranh của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô nói. Điệp ngữ “ bước tới” và động từ “ chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cài hồn của bức tranh. Cách thể hiện cách nghĩ của nhà thơ thật độc đáo. Khi đứa con chập chững đi từng bước, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút, vui mừng đón nhận. Đó là một gia đình hạnh phút: đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng, căn nhà luôn rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ.  Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của  một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.
Đứa con trường thành trong cuôc sống lao động cần củ của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiện đẹp đẽ, thơ mộng của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày, cha mẹ càng yêu quý thêm mãnh đất của tổ tiên, ông bà đã để lại. Câu thơ bật thốt lên từ trái tim chứa chan tình cảm sâu nặng :
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi!”.
 Nhà thơ tự hào về những người cùng sống trên mãnh đất quê hương đã nuôi dưỡng cho con mình nên vóc nên hình. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả như những hình ảnh trong thần thoại :
“ Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.”
Các động từ “cài”, “ken” vửa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạng trong đời sống vật chất, tình thần cùa người vùng cao. Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đều trở thành “ nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng “ câu hát”. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung  được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở. 
Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.Rừng núi quê hương đã che chở, nuôi đưỡng nhiều thế hệ trẻ về tâm hồn lẫn lối sống
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Rừng đâu chỉ cho chúng ta nhiều gỗ, lâm sản quý giá mà còn “ cho hoa”. Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “ cho những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, đó là con đường tình nghĩa. Với Y phương, con đường ấy là hình bóng thân thuộc của quê hương: con đường vào bản, con đường vào thung, ra rừng, ra sông, ra suối, là con đường đi học, con đường làm ăn hay cũng chính là con đường đi tới mọi chân trời, mọi miền đất nước. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người. 
Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đã nghĩ về cuội nguồn hạnh phúc.
“ Cha me mải nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Người cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Ngày cưới cha mẹ - cái “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” - ngày cha và mẹ được tác hợp bởi “duyên trời” - cũng ngày đó sự sống của con đã bắt đầu phôi thai. Người cha muốn con mình biết về ý nghĩa của ngày ấy - kỉ niệm thiêng liêng không bao giờ phai mờ đối với mẹ cha và giờ đây lại in dấu trong lòng con.Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con.Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình…Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu.
Từ hiểu biết về cội nguồn quê hương, cha muốn nhắn nhủ con sống sao cho xứng đáng với những người đi trước, sống cho đẹp với nơi chôn rau, cắt rốn. Tạo hoá sinh ra và trao cho ta một thể xác, một linh hồn. Đừng bao giờ hèn hạ đánh mất mình. Người cha muốn con sống cao thượng vì đó là nguồn sức mạnh để  con trưởng thành. Quê hương là tấm gương lớn để con soi vào mỗi khi lạc bước. Con sẽ thấy mình đẹp hơn trong tấm gương cội nguồn thiêng liêng ấy.

Đọc những vần thơ của Y Phương ta như đang gặp chính làng quê mình, tâm hồn mình như đang được soi chiếu. Con sinh ra từ mẹ cha, con lớn lên bằng tình thương yêu và con sẽ trưởng thành từ nhận thức về cội nguồn, về sức sống mãnh liệt của làng quê mình. Mỗi làng quê là một phần trong đất nước và mỗi làng quê cũng là một phần trong trái tim con người - trái tim cha và con.

 (St)

Tính tự tin

ĐỨC TÍNH TỰ TIN



Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành đạt với sự thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những người như thế có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính, phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ, tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi con người?

Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết.

Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết. Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc. Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta.

Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế nhưng không phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sát thấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết. Điển hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để mà kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích như một người thừa của xã hội. Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong công việc, để học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm được. Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinh đều thi vào những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực thực của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác. Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bản thân mình, xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta đã đều được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề trong cuộc đua với Rùa. Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại. Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau.

Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là một học sinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến của mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận lãnh những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại học, sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theo đuổi ước mơ của chính em. Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên, an ủi chúng khi cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học sinh.

Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn luyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời.

 (St)