Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Đ bài : Giai thích câu ca dao :
                     “ Bu ơi thương ly bí cùng
               Tuy rng khác ging nhưng chung mt giàn ”
                                     -------------------
                                       BÀI LÀM     
         Tục ngữ , ca dao chính là kết tinh của những triết lí sống sâu sắc, là đạo lí muôn đời của một dân tộc. Theo thời gian , những câu ca ấy sẽ dần trở thành bài học sâu sắc , đầy thấm thía để lại cho thế hệ sau. Có những câu tục ngữ dạy chúng ta phải sống sao cho đúng với nhân cách một con người , lại có câu ca dao khuyên chúng ta sống đoàn kết , hỗ trợ lẫn nhau nhưng khi hoạn nạn , khó khăn . Trong đó , có những câu nói răn dạy ta phải biết yêu thương, dù không cùng huyết thống nhưng chung một nguồn gốc thể hiện tinh thần “tương thân
tương ái ”, “lá lành đùm lá rách”,  tiêu biểu là câu :
                            “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
                  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
         Dưới hình thứ của một câu thơ lục bát giản dị , tác giả dân gian đã khắc họa lên một hình ảnh giản dị ,gửi gắm một bài học sâu sắc về đạo lí làm người tới thế hệ sau . Trước hết , ta phải hiểu về câu tục ngữ . “ Bầu ” và “bí” ở đây là hai loại rau ăn quả được trồng nơi rẻo đất góc vườn , tuy khác giống nhưng chung một giàn. Vì cùng được trồng chung một mảnh đất , bắc chung giàn tre nên càng gần gũi, thân thiết tựa như hai anh em . Bầu có thân mềm, bí cũng có thân mềm . Vậy nên , bầu phải tựa vào bí mới sống được , bí cũng vậy. Gian đổ thì bí không sống được , bầu cũng vạ lây . Bầu và bí gắn liền với nhau như thể tay chân , cùng chung số phận cho nên bầu và bí không thể ghét bỏ nhau . Bầu không vì bí xấu, bí cũng chớ vì hoa của bầu màu trắng không duyên mà xa lánh nhau. Vì sao vậy ? Vì bầu và bí chung một điều kiện và hoàn cảnh sống. Những ngày mưa, bầu và bí cùng tắm chung dưới làn nước mát mẻ ngọt lành. Những ngày hạn hán , bí héo , bầu cũng quắt queo. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.Bầu và bí cùng được trồng trên một mảnh đất , dù trù phú hay bạc màu , cùng do một tay người chăm bón.
           Tuy nhiên , ta kể chuyện bầu bí không có nghĩa chỉ đơn thuần là nói chuyện cây cỏ . Ngay cả con người cũng vậy , chúng ta đều chung điều kiện sống , hoàn cảnh sống .Trong cuộc sống , mỗi cá thể đơn lẻ đều có sự liên kết với nhau Chúng ta có quê hương là có đồng hương, có sự gắn kết. Vậy nên, ta phải biết yêu thương con người.
           Trong cuộc sống , có ai dám khẳng định rằng từ khi sinh ra tới bây giờ không cần bất kì sự giúp đỡ của ai. Trên thực tế , không ai có thể sống đơn lẻ . Trong gia đình , ta có cha mẹ là những người luôn đồng hành cùng ta. Trong trường học, thầy cô , bạn bè sát cánh bên ta.Mở rộng hơn là xã hội , ta có những người đồng nghiệp.Vì vậy, trong bất khì hoàn cảnh nào ,ta phải biết nhường nhịn , thương yêu lẫn nhau để tạo nên một khối đoàn kết vững chắc .Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
          Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều ca dao tục ngữ cũng khuyên ta phải yêu thương con người như câu :
                       “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
              Người trong một nước phải thương nhau cùng”
          Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta chính là một minh chứng hùng hồn về điều ấy. Suốt 4000 năm lịch sử , từ những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Bà Trưng , Bà Triệu…đến những cuộc kháng chiến  chống Mỹ , chống Pháp , tất cả đều nói lên một tinh thần đáng quý. Đó là đều là nhờ tình yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta làm nên chiến thắng từ hai bàn tay trắng mà không vũ khí , không bom đạn hiện đại ,…. Mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ đều một lòng từ miền xuôi đến miền ngược , già trẻ , gái trai đều coi nhau là anh em một nhà tuy khác nhau về giọng nói , nguồn gốc nhưng đều chung nhau một tình đồng bào.
          Ngày nay , tuy nước ta đã hòa bình nhưng vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn. Những trẻ em mồ côi , những người già không nơi nương tựa … Lúc này , chúng ta phải phát huy tinh thần “tương thân , tương ái ”, “lá lành đùm lá rách” bằng những hành động thiết thực như : mua tăm ủng hộ người nghèo , ủng hộ tiền ,…Tuy đó chỉ là những hành động rất nhỏ nhưng điều đó đã có thể đổi lấy nụ cười trên môi mỗi con người.
                        Tóm lại , qua hàng ngàn năm , câu tục ngữ vẫn là một bài học vô cùng đúng đắn để thế hệ sau noi theo.Đối với em , em sẽ cố gắng trau dồi tình yêu thương trong tâm hồn để có thể trở thành một công dân có ích cho xã hội.
          

 Sưu tầm tham khảo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét