MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ CẦN
NẮM VỮNG - Minh Chính
I. SO SÁNH
Cần nhớ rằng: Khi chúng ta nói:
“Con hơn cha là nhà có phúc” thì chúng ta có một phép so sánh logic hay được
gọi là so sánh chính xác. Phương thức so sánh mà chúng ta đang trao đổi ở đây
là so sánh hình ảnh, hay còn được gọi là so sánh nghệ thuật.
I.Khái niệm:
So sánh là sự đối
chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm
biểu hiện một cách hình tượng, đặc điểm của một trong những đối tượng đó. So
sánh tu từ có tác dụng tạo sắc thái biểu cảm, tạo cảm xúc cụ thể, sinh động,
tạo tính hình tượng.
Thí dụ:
-Tiếng suối trong như tiếng hát
xa - Hồ Chí Minh - Cảnh khuya
- Mặt ngay như cán tàn - Thành
ngữ
... Đó
là một sự so sánh có giá trị hình tượng và biểu cảm. Phương thức so sánh là một
hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói có hình ảnh. Có thể nói rằng hầu
như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh.
II. Cấu tạo của phép so sánh:
Về mặt hình thức, so sánh khác
với các cách chuyển nghĩa, ở chỗ bao giờ cũng gồm hai đối tượng lập thành hai
vế. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động. Hai đối tượng
gắn với nhau để tạo nên một hình thức so sánh. Mô hình đầy đủ của một phép so
sánh thường là
* A + từ so sánh + B trong đó gồm:
- vế A nêu tên sự vật, sự việc
được so sánh
- vế B nêu tên sự
vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A .
- Từ ngữ chỉ phương diện so
sánh.
-Từ ngữ chỉ ý so sánh (từ
so sánh): như, giường như, chừng như, hơn, thua, kém...
Trong thực tế mô hình trên có
thể biến đổi. Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so
sánh có thể được lược bớt. Vế B, từ so sánh có thể linh hoạt thay đổi vị trí
Thí
dụ: - Tình anh như nước
dâng cao,
- Tình
em như tấm lụa đào tẩm hương - Ca dao
-
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da - Nguyễn Du -
Truyện Kiều
-Có khi
mô hình trên đổi thành:
*Như B + A:
-Như chiếc đảo bốn
bề chao ngọn sóng,
Hồn tôi vang vọng cả hai miền -
Tế Hanh
Trong thơ ca nhờ cấu trúc cân
đối và do sự cô động của ngôn ngữ thơ, nên nhiều khi giữa A và B không có từ so
sánh:
Thí dụ: -Gái thương
chồng (A)đương đông buổi chợ(B)
Trai
thương vợ (A)nắng quái chiều hôm (B)- Tục ngữ
-
Người ngồi đó lớn mênh mông,(A)
Trời
xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non.(B) - Tố Hữu
*A bao nhiêu B bấy nhiêu
Thí
dụ: Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao
nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu - Ca dao
* A là B: Từ là ở đây có giá
trị tương đương với như, nhưng có sắc thái khác.Như mang
sắc thái giả định, còn là mang sắc thái khẳng định.
Thí dụ:
Nhân dân là bể,
Văn
nghệ là thuyền.... - Tố Hữu - Việt Bắc
Thí
dụ:- Họ là những chiến sĩ trẻ (họ như là những chiến sĩ trẻ)
-
Chủ nghĩa Lê nin là cái cẩm nang thần kỳ (… như là cái cẩm nang...)
(Hồ Chí
Minh – Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê nin)
Xét về mặt nội dung, đối tượng
nằm ở hai vế của phép so sánh là khác loại, nhưng lại có những nét nào đó giống
nhau, nét giống nhau này có thể hoặc nổihoặc chìm.
Thí dụ:
Nổi: Dù ai nói ngã
nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng
ba chân - Ca dao
Chìm: Trẻ em như búp trên
cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là
ngoan. - Hồ Chí Minh
(vắng mặt phương diện so sánh -
làm cho người đọc có thể liên tưởng ở nhiều phương diện; tươi non, đầy sức
sống, chứa chan hy vọng (gần với ẩn dụ)
Nét giống nhau nổi hoặc chìm này
là cơ sở để cho phép so sánh có thể hình thành được và tạo nên hạt nhân nội
dung của phép so sánh. Đó cũng là căn cứ để bình giá so sánh.
Một phép so sánh được xem là
tốt, là “đắt” phải đồng thời thoả mãn được cả hai điều kiện sau đây:
a. Đối tượng đưa ra so sánh là
khác loại.
b. Phát hiện được nét giống
nhau giữa hai đối tượng khác loại, đó chính là tài năng của người sử dụng so
sánh bộc lộ ra ở chỗ phát hiện đúng những nét giống nhau mà ít ai hoặc không ai
để ý đến.
Thí
dụ: Còn
duyên thì gắn như keo
Hết duyên nghễnh ngãng như kèo
đục vênh - Ca dao
Phải
chăng câu ca dao này là lời trách móc của một người con gái đối với người con
trai nào đó! Sự gắn bó của tình yêu so sánh với sự gắn bó của keo với nhau,
hoặc của keo với một vật khác thì đó là một sự so sánh không phải không hay, vì
người so sánh đã phát hiện rất đúng đắn nét giống nhau giữa hai đối tượng khác
loại ( tình yêu và keo); nhưng cách so sánh này không phải là thật ‘mới mẻ”,bất
ngờ. Song khi câu ca dao so sánh sự không gắn bó của tình yêu với sự
“nghễnh ngãng” của cái kèo nhà bị đục vênh thì quả là một sự so
sánh vừa độc đáo, vừa mang sắc thái dân tộc, bởi vì cách so sánh này không phải
dễ dàng nhận thấy và phát hiện ra, cho nên nó luôn luôn mới mẽ, gợi hình và gợi
cảm.
Từ sự
phân tích trên đây cho thấy so sánh là phương tiện giúp ta nhận thức sâu sắc
hơn những phương diện nào đó của sự vật, là phương tiện giúp ta bày tỏ lòng yêu
ghét, ý khen chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật. Do đó so
sánh là phương tiện được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ: trong khẩu ngữ
cũng như văn viết, trong phong cách nghệ thuật cũng như phong cách
chính luận.
So sánh
mang phong cách đặc trưng của của thời đại, phong cách dân tộc, phong cách tác
giả. Tìm hiểu sự khác nhau giữa cách so sánh trong văn học cổ điển với văn học
hiện đại, giữa cách so sánh trong ca dao với thơ ca bác học, giữa cách so
sánh của nhà thơ này với nhà văn khác là một điều thú vị. Có người ưa dùng cách
so sánh mang tính chất trí tuệ, có người ưa so sánh mộc mạc, chân chất, chính
xác và pha màu hài hước như văn chương dân gian.
III. Đối tượng so sánh:
a.So sánh đồng loại:
- So sánh người với người:
Thí dụ: Lúc ở nhà mẹ cũng
là cô giáo
Khi tới trường cô
giáo như mẹ hiền - Lời bài hát
- So sánh vật với vật:
Thí dụ: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như
một tháp đèn khổng lồ- Vũ Tú Nam
b.So sánh khác loại:
- So sánh vật với người:
Thí dụ: Ngôi nhà như trẻ
nhỏ
Lớn lên với trời xanh - Đồng
Xuân Lan
- So sánh cái cụ thể với cái
trừu tượng và ngược lại:
Thí dụ: Trường
Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào - Lê
Anh Xuân
Công
cha như núi
Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra - Ca dao
IV.Các kiểu so sánh
1.So sánh ngang bằng: A là B (
những từ so sánh chỉ ý ngang bằng)
Thí dụ: Ba mẹ là lá
chắn
che
chở suốt đời con - lời bái hát
2.So sánh không ngang bằng: A chẳng(
chưa) bằng B ( những từ so sánh chỉ ý không ngang bằng)
Thí
dụ: Con đi đánh giặc mười năm
Chưa
bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi –Tố Hữu
Các từ so sánh
|
Kiểu so sánh
|
Là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao
nhiêu…bấynhiêu
|
So sánh ngang bằng
|
Hơn, không bằng, kém, chưa bằng, chẳng bằng…
|
So sánh ngang khôngbằng
|
V.Luyện tập:
1.Tìm hiểu cấu tạo của so sánh trong
các ví dụ mục II.III rồi điền vào bảng sau:
Vế A
(sự vật được so sánh)
|
Phương diện so sánh
|
Từ so sánh
|
Vế B
(sự vật dùng để so
sánh)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đọc, tìm, ghi lại những đoạn văn có chứa phép
so sánh trong các văn bản đã học hoặc đã đọc mà em thích.
Viết thành những đoạn văn trình bày lại cảm thụ
của em.
3.Tìm các vế B.. của vế A-
“Quê hương” trong bái hát “Quê hương” của Đỗ Trung Quân và phân tích
giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đó.
Gợi ý:
Trong bái hát “ Quê hương” Đỗ Trung Quân đã đem
so sánh vế A(sự vật được so sánh) : Quê hương với rất nhiều vế B(sự
vật dùng để so sánh):
- Chùm khế ngọt
- Con diều biếc
- Cầu tre nhỏ
- Con đò nhỏ
- Là đường đi học...
- Như là chỉ một mẹ
thôi!...
Vế A là một khái niệm trừu
tượng, chỉ có một và lặp lại được đem so sánh ngang bằng mà lại không ngang
bằng với rất nhiều vế B...là những hình ảnh, sự vật cụ thể rất đỗi
thân quen, gần gũi gợi nhớ chất chứa kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng...Có thể
nói Đỗ trung Quân đã “định nghĩa” Quê hương- một nội dung trừu tượng bằng những
hình ảnh rất cụ thể... Một sự so sánh bề ngoài thì “nổi” thì “ngang bằng” nhưng
thực ra lại là “ chìm”, là “không ngang bằng”, quê hương là tất cả... làm cho
mỗi người đọc tự do liên tưởng, cảm nhận về quê hương theo những cảm
xúc ký ức riêng. Vì thế mà lời hát sinh động, gần gũi, mà vô cùng hàm súc và
luôn tươi mới. Tác giả đã phát hiện ra hình ảnh và cách so sánh độc đáo gây
được chú ý của nhiều người.
Nhờ thế mà lời thơ, bài hát đã nhanh chóng đi vào
lòng người được giới trẻ thuộc lòng và hát say mê...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét